19:10 - 13/09/2024

1 chỉ vàng bằng bao nhiêu phân vàng? Người dân được bán vàng miếng ở đâu?

1 chỉ vàng bằng bao nhiêu phân vàng? Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng hay không? Người dân được bán vàng miếng ở đâu?

Nội dung chính

    1 chỉ vàng bằng bao nhiêu phân vàng?

    Căn cứ theo Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7054:2014 có quy định về 1 chỉ vàng như sau:

    Các đơn vị đo khối lượng của vàng
    Đơn vị đo quốc tế dùng để đo khối lượng vàng thương phẩm là gam hoặc kilogam. Trên thực tế, khối lượng của vàng còn thường được đo bằng:
    a) Các đơn vị truyền thống Châu Âu:
    - Aoxơ troy (ounce troy), ký hiệu là oz t:
    1 oz t = 31,1030 g
    - Aoxơ avoirdupois (ounce avoir), ký hiệu là oz av:
    1 oz av = 28,3945 g
    - Pennyweight, ký hiệu là dwt:
    1 dwt = 1,5550 g
    b) Các đơn vị truyền thống Châu Á:
    - Chỉ (momme):
    1 chỉ = 3,75 g
    - Các đơn vị thứ cấp:
    + Lạng (tael), còn gọi là lượng hoặc cây
    + Phân
    + Li (lai)
    1 lạng = 37,5 g = 10 chỉ = 100 phân = 1000 li (lai)

    Theo đó, để xác định chỉ vàng bằng bao nhiêu phân vàng cần dựa vào các quy ước đo lường như sau:

    1 lạng = 37,5 g = 10 chỉ = 100 phân = 1000 li (lai)

    Như vậy, 1 chỉ vàng = 10 phân vàng

    1 chỉ vàng bằng bao nhiêu phân vàng? Người dân được bán vàng miếng ở đâu? (Hình từ Internet)

    Đồng xu đúc bằng vàng có phải là vàng miếng hay không?

    Tại Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định về vàng như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
    2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
    3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
    4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.

    Căn cứ quy định trên, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và mã ký hiệu. Do đó, đồng xu đúc bằng vàng không phải là vàng miếng.

    Người dân được bán vàng miếng ở đâu?

    Theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

    Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
    Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

    Do đó, người dân không được phép bán vàng miếng tại tiệm vàng chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

    Để đảm bảo bán vàng miếng đúng pháp luật, người dân cần bán tại những nơi đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép (dựa trên danh sách của Ngân hàng Nhà nước công bố; hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy phép được mua, bán vàng miếng trước khi bán cho họ...).

    Những hành vi nào không được làm khi kinh doanh vàng?

    Căn cứ Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:

    Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
    Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
    1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
    2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
    3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
    4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
    5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
    6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
    7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Như vậy, những hành vi không được làm khi kinh doanh vàng bao gồm:

    - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

    - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    - Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    4